ISO 22000 word là văn bản cập nhật những thông tin quan trọng về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được ban hành bởi tổ chức ISO. Tính đến thời điểm hiện tại Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO đã ban hành ISO 22000 với hai phiên bản lần lượt vào năm 2005 và năm 2018. Những thay đổi giữa hai phiên bản này là gì?
>>> Xem thêm
♦ ISO 22000 wiki và tổng hợp thông tin cơ bản
♦ Tóm tắt ISO 22000:2018 qua nội dung 10 điều khoản
Hai phiên bản của tiêu chuẩn ISO 22000
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO đã dựa trên nền tảng của tiêu chuẩn ISO 9000 về Hệ thống quản lý chất lượng kết hợp với các điều kiện và phương pháp áp dụng hệ thống HACCP để xây dựng nên tiêu chuẩn ISO 22000. Tiêu chuẩn ISO 22000 đáp ứng mong muốn của doanh nghiệp và người tiêu dùng đối với sản phẩm.
Các sản phẩm là thực phẩm phải phù hợp với mục đích sử dụng dự kiến và đảm bảo hoàn toàn. Doanh nghiệp có mong muốn như vậy có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 cho quá trình sản xuất để triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
Năm 2005, Tổ chức ISO đã ban hành tiêu chuẩn ISO 22000:2005 với mô hình hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm dành cho những tổ chức sản xuất thực phẩm. Việt Nam cũng đưa ra phiên bản có giá trị tương đương là tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 22000:2007.
Ngày 19 tháng 6 năm 2018, tổ chức ISO tiếp tục công bố phiên bản mới nhất một của tiêu chuẩn ISO 22000 word. Đó chính là tiêu chuẩn ISO 22000:2018 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm thay thế cho tiêu chuẩn ISO 22000:2005 ban hành trước đó. Phiên bản này nhằm vào tất cả tổ chức thuộc ngành công nghiệp thực phẩm và thức ăn chăn nuôi nói chung.
Thay đổi về cấu trúc và nội dung của hai phiên bản tiêu chuẩn ISO 22000
Tổ chức ISO ban hành tiêu chuẩn ISO 22000 2018 thay thế cho phiên bản 2015 với nhiều nội dung thay đổi. Mục đích nhằm giúp tiêu chuẩn này bắt kịp với thời đại và phù hợp với mọi tổ chức trong ngành công nghiệp thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.
Sự thay đổi lớn nhất giữa hai tiêu chuẩn này thể hiện trực tiếp thông qua ra cấu trúc và nội dung áp dụng. Theo đó ISO 22000 word phiên bản 2018 đã có những sự thay đổi đáng kể trong:
Cấu trúc HLS
Thay vì xây dựng nội dung cho tiêu chuẩn ISO 22000 theo cách thông thường khi phiên bản 2018 đã được áp dụng cấu trúc cấp cao HLS – High Level Structure. Đây là cấu trúc nội dung được áp dụng cho tất cả tiêu chuẩn về hệ thống quản lý do tổ chức ISO ban hành trong vài năm trở lại đây.
Cấu trúc cấp cao HLS xây dựng tiêu chuẩn ISO 22000 với mục lục gồm 10 điều khoản. Trong đó 3 điều khoản đầu tiên có nội dung giới thiệu về tiêu chuẩn. 7 điều khoản còn lại là các yêu cầu đối với Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Việc sử dụng cấu trúc cấp cao cho đồng thời nhiều tiêu chuẩn ISO nhằm mục đích giúp các tổ chức có thể tích hợp hoặc sử dụng độc lập với nhau để nâng cao tính hiệu quả.
Chu trình PDCA
Chu trình PDCA được xây dựng dựa trên 4 bước lần lượt là Plan – Hoạch định, Do – Thực hiện, Check – Kiểm tra, Act – Hành động. 4 bước này sẽ được thực hiện liên tiếp và quay vòng nhằm mục đích cải tiến liên tục Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Thông qua đó nâng cao tính hiệu quả cả khi triển khai.
Bản thân cấu trúc ISO 22000 word phiên bản 2018 cũng tương ứng với 4 bước của chu trình PDCA. Cụ thể Plan tương ứng với điều khoản thứ 4 đến điều khoản thứ 7 lần lượt là Điều khoản 4 – Bối cảnh của tổ chức; Điều khoản 5 – Lãnh đạo; Điều khoản 6 – Hoạch định; Điều khoản 7 – Hỗ trợ. Do tương ứng Điều khoản 8 – Thực hiện; Check tương ứng Điều khoản 9 – Đánh giá kết quả hoạt động; Act tương ứng Điều khoản 10 – Cải tiến.
Phương thức tiếp cận rủi ro
Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 áp dụng phương thức tiếp cận rủi ro hay còn gọi là tư duy dựa trên rủi ro. Đây là yêu cầu cần thiết để đạt được hệ thống quản lý an toàn thực phẩm có hiệu lực. Phương thức này được giải quyết dựa trên hai cấp độ là tổ chức và hoạt động đều phải phù hợp với cách tiếp cận theo quá trình rủi ro của tổ chức.
Các tổ chức hãy triển khai khái niệm tư duy dựa trên rủi ro với nền tảng là 7 nguyên tắc của hệ thống HACCP. các quyết định sẽ được đưa ra khi áp dụng các nguyên tắc hệ thống HACCP phải đảm bảo phù hợp với cơ sở khoa học, không sai lệch và được lập thành văn bản.
So sánh hai phiên bản của tiêu chuẩn ISO 22000
Thông qua ISO 22000 word cho cả hai phiên bản có thể dễ dàng thấy được sự khác biệt. Trong đó sự thay đổi trải rộng từ điều khoản 4 cho đến điều khoản 10 của tiêu chuẩn. Nội dung của tiêu chuẩn ISO 22000:2018 và điều khoản tương ứng trong phiên bản 2005 như sau:
ISO 22000:2018 | ISO 22000:2005 |
4. Bối cảnh của tổ chức | Tiêu đề mới |
4.1. Hiểu rõ tổ chức và bối cảnh của tổ chức | Nội dung mới |
4.2. Hiểu được nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan | Nội dung mới |
4.3. Xác định phạm vi của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm | 4. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
4.1. Quy định chung |
4.4. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm | |
5. Lãnh đạo | Tiêu đề mới |
5.1. Vai trò và cam kết của lãnh đạo | 5.1 |
5.2. Chính sách
5.2.1. Thiết lập chính sách an toàn thực phẩm 5.2.1. Truyền thông về chính sách an toàn thực phẩm |
5.2 |
5.3. Vai trò của tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn | 5.4 và 5.5 |
6. Hoạch định | 5.3. |
6.1. Hành động giải quyết rủi ro và nắm bắt cơ hội | Nội dung mới |
6.2. Mục tiêu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và hoạch định để đạt được mục tiêu | Chi tiết nội dung |
6.3. Hoạch định các thay đổi | Chi tiết nội dung |
7. Công tác hỗ trợ | Tiêu đề mới |
7.1. Các nguồn lực | 6 |
7.1.1. Yêu cầu chung | 6.1 |
7.1.2. Con người | 6.2 |
7.1.3. Cơ sở hạ tầng | 6.3 |
7.1.4. Môi trường làm việc | Nội dung mới |
7.1.5. Các yếu tố phát triển bên ngoài của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm | Nội dung mới |
7.1.6. Kiểm soát các quá trình, sản phẩm hoặc dịch vụ bên ngoài cung cấp | 6.2 và 7.3.2 |
7.2. Năng lực | Chi tiết nội dung |
7.3. Nhận thức | 5.6 |
7.4. Truyền thông | |
7.5. Thông tin dạng văn bản
7.5.1. Yêu cầu chung 7.5.2. Tạo và cập nhật văn bản 7.5.3. Kiểm soát thông tin dạng văn bản |
4.2 |
8. Thực hiện | Tiêu đề mới |
8.1. Hoạch định và kiểm soát hoạt động | 7 |
8.2. Chương trình tiên quyết PRP | 7.2 |
8.3. Hệ thống truy xuất nguồn gốc | 7.9 |
8.4. Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó các tình huống khẩn cấp | 5.7 |
8.5. Kiểm soát mối nguy | 7.3-7.6 và 8.2 |
8.6. Cập nhật thông tin xác định các PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy | 7.7 |
8.7. Kiểm soát việc giám sát và đo lường | 8.3 |
8.8. Thẩm tra liên quan đến các PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy | 7.8 và 8.4.2 |
8.9. Kiểm soát sự không phù hợp của sản phẩm và quá trình | 7.10 |
9. Đánh giá kết quả hoạt động | Tiêu đề mới |
9.1. Giám sát, đo lường, phân tích và đánh giá | Tiêu đề mới |
9.1.1. Yêu cầu chung | Nội dung mới |
9.1.2. Phân tích và đánh giá | 8.4.2 và 8.4.3 |
9.2. Đánh giá nội bộ | 8.4.1 |
9.3. Xem xét của lãnh đạo | 5.8 |
9.3.1. Yêu cầu chung | 5.2 và 5.8.1 |
9.3.2. Đầu vào xem xét của lãnh đạo | 5.8.2 |
9.3.3. Đầu ra xem xét của lãnh đạo | 5.8.1 và 5.8.3 |
10. Cải tiến | Tiêu đề mới |
10.1. Sự không phù hợp và hành độ khắc phục | Nội dung mới |
10.2. Cải tiến liên tục | 8.1 và 8.5.1 |
10.3. Cập nhật Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm | 8.5.2 |
Hy vọng bài viết đã có ích với Quý vị. Mọi thắc mắc xin liên hệ Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO Quốc tế qua hotline 0908 060 060 để được giải đáp nhé!
The post Đánh giá sự thay đổi giữa 2 phiên bản ISO 22000 word appeared first on VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG ISO QUỐC TẾ.
from
https://isoquocte.com/danh-gia-su-thay-doi-giua-2-phien-ban-iso-22000-word.html
No comments:
Post a Comment