Tiêu chuẩn ISO 22000 là một trong những tiêu chuẩn phổ biến hiện nay được cấp bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO. Phiên bản mới ra mắt năm 2018 yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp phải tiến hành chuyển đổi từ phiên bản cũ được ban hành năm 2005. Thời hạn chuyển đổi hai phiên bản này như thế nào?
>>> Xem thêm
♦ Tổng hợp quy trình chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001:2017
♦ 3 bước bắt buộc khi đánh giá chứng nhận ISO 45001 2016
Sơ lược về tổ chức ISO
Tổ chức ISO được gọi với tên đầy đủ là International Organization for Standardization – Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế. Tổ chức ISO là cơ quan chuyên thiết lập tiêu chuẩn quốc tế thế nhằm đưa ra những tiêu chuẩn công nghiệp và thương mại trên phạm vi toàn cầu.
Tổ chức này ngày chính thức thành lập vào ngày 23 tháng 2 năm 1947 với trụ sở ban thư ký đặt tại Geneva, Thụy Sĩ. Đây là một tổ chức độc lập, phi chính phủ với nhiệm vụ chính là xây dựng, phát triển và ban hành các tiêu chuẩn có hiệu lực áp dụng trên toàn thế giới.
Tổ chức ISO có sự góp mặt của hơn 160 Quốc gia thành viên nên các tiêu chuẩn được ban hành thông thường sẽ trở thành luật định thông qua những tiêu chuẩn quốc gia hoặc hiệp định. Việt Nam là thành viên thứ 77 của tổ chức ISO nên cũng áp dụng các tiêu chuẩn ISO vào thực tế.
Tính đến thời điểm hiện tại, Tổ chức ISO đã ban hành hơn 20.000 tiêu chuẩn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó có tiêu chuẩn ISO 22000. Tiêu chuẩn ISO là những quy tắc đã được chuẩn hóa quốc tế, được công nhận, có giá trị toàn cầu giúp các tổ chức có thể hoạt động và phát triển bền vững nhằm đem đến sản phẩm chất lượng đồng đều tới khách hàng.
Tiêu chuẩn ISO 22000 là gì?
Thực phẩm luôn là một trong những sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Số lượng người khi bị tổn hại sức khỏe thậm chí là tử vong do các sự cố liên quan đến thực phẩm hàng năm không hề thấp. người tiêu dùng và bản thân doanh nghiệp sản xuất đều mong muốn tạo ra những sản phẩm, thực phẩm đảm bảo 2 tiêu chí là an toàn và phù hợp với mục đích sử dụng.
Tiêu chuẩn ISO 22000 ra đời trong bối cảnh như vậy. ISO 22000 là gì? Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên các điều kiện tiên quyết trong sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn và phù hợp với mục đích sử dụng theo hệ thống HACCP – Hazard Analysis and Critical Control Point System – Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn.
Tổ chức ISO đã kết hợp giữa tiêu chuẩn HACCP nền tảng của tiêu chuẩn ISO 9000 – Hệ thống quản lý chất lượng để xây dựng nên tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Đây cũng chính là tiêu chuẩn ISO 22000 cho phép áp dụng với tất cả tổ chức, doanh nghiệp nằm trong chuỗi thực phẩm.
Tiêu chuẩn này có tên đầy đủ là tiêu chuẩn ISO 22000 Food Safety Management Systems – Requirements for any organization in the food chain. Dịch ra tiếng Việt có nghĩa là Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm.
Các phiên bản của tiêu chuẩn ISO 22000
Dựa trên cơ sở của tiêu chuẩn HACCP và tiêu chuẩn ISO 9000, tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng và ban hành bởi Tổ chức ISO vào năm 2005. Theo đó phiên bản đầu tiên đã đưa ra mô hình về Hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho tất cả doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm nói chung.
Việt Nam cũng đồng thời đưa ra phiên bản tiếng Việt là tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 22000:2007 nhằm giúp các tổ chức trực tiếp cận và hiểu chính xác về nội dung của tiêu chuẩn. Phiên bản tiếp theo cũng chính là phiên bản hiện tại được xuất bản với nhiều điểm thay đổi so với phiên bản cũ nhằm phù hợp hơn với tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại.
Phiên bản ISO 22000:2018 chính thức được ban hành vào ngày 19 tháng 6 năm 2018 để thay thế cho phiên bản 2005 được ban hành vào ngày 1 tháng 9 năm 2005. Nội dung và quy định của tiêu chuẩn ISO 22000 hướng trực tiếp đến các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp thực phẩm và ngành thức ăn chăn nuôi bất kể quy mô, lĩnh vực.
Nội dung của phiên bản 2018 được xây dựng dựa trên nền tảng của các nguyên tắc trong hệ thống HACCP và GMP cho toàn bộ chuỗi thực phẩm. về cơ bản thì nội dung của phiên bản 2018 được phát triển dựa theo phiên bản trước đó nâng cấp lên nên việc triển khai đối với các tổ chức đã từng áp dụng phiên bản 2005 sẽ thuận lợi hơn.
Thời hạn chuyển đổi của tiêu chuẩn ISO 22000
Theo đúng quy định thì tiêu chuẩn cũ 2005 vẫn còn hiệu lực trong thời hạn 3 năm tính từ khi phiên bản 2018 ban hành vào ngày 19/06/2018. Cụ thể các tổ chức trong chuỗi thực phẩm sẽ có thời hạn 3 năm kể từ ngày tiêu chuẩn ISO 22000:2018 chính thức được ban hành để tiến hành chuyển đổi từ ừ phiên bản ISO 22000:2005.
Hiểu một cách đơn giản, giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000:2005 sẽ chính thức hết hiệu lực vào ngày 19/06/2018. Sau cột mốc thời gian này tiêu chuẩn ISO 22000 2005 sẽ bị thay thế toàn bộ bởi phiên bản mới 2018. Như vậy có 3 điều cần quan tâm bao gồm:
- Trước thời hạn 19/6/2018, các tổ chức, doanh nghiệp đang áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 22000 phiên bản 2005 thì hiệu lực giấy chứng nhận tiêu chuẩn vẫn còn theo đúng thời gian ghi trên giấy. Những đơn vị muốn chuyển đổi lên phiên bản 2018 trong thời gian hiệu lực ghi trên giấy có thể tiến hành đăng ký để chuyển đổi.
- Trong thời hạn 3 năm chuyển đổi, các đơn vị áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005 vẫn có thể lựa chọn giữa một trong hai phiên bản để triển khai. Tuy nhiên trong trường hợp áp dụng theo phiên bản 2005 thì giấy chứng nhận chỉ có thời hạn tối đa đến hết ngày 18/06/2021.
- Từ ngày 19/06/2021 trở đi, tất cả doanh nghiệp áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 22000 bắt buộc phải triển khai theo phiên bản 2018. Phiên bản 2005 tính đến thời điểm này sẽ hết hiệu lực dù chưa hết thời hạn 3 năm theo quy định.
Khái quát một số điểm mới của tiêu chuẩn ISO 22000:2018
Tiêu chuẩn ISO 22000 phiên bản 2018 ra đời với nhiều điểm thay đổi so với phiên bản trước đó. Một số thay đổi được khái quát như sau:
- Phiên bản 2018 áp dụng cấu trúc cấp cao HLS – High Level Structure – cấu trúc được sử dụng cho tất cả tiêu chuẩn về hệ thống quản lý do tổ chức ISO ban hành như tiêu chuẩn ISO 9001, tiêu chuẩn ISO 13485, tiêu chuẩn ISO 45001…
- Tiêu chuẩn ISO 22000 phiên bản mới 2018 cho phép tiếp cận rủi ro để có thể dự phòng và quản lý những vấn đề còn tồn đọng xuất hiện trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Từ đó giúp doanh nghiệp chủ động tiếp cận và giải quyết vấn đề.
- Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 được xây dựng theo chu trình PDCA – Plan Do Check Act bao gồm 4 bước thực hiện. Đây là chu trình được tổng hợp bởi hai chu trình riêng biệt bao gồm hệ thống quản lý và các nguyên tắc HACCP. Chu trình này cho phép triển khai Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và cải tiến liên tục để gia tăng tính hiệu quả.
- Quá trình hoạt động theo tiêu chuẩn ISO 22000 được mô tả rõ ràng giữa các thuật ngữ cơ bản bao gồm điểm kiểm soát tới hạn, chương trình tiên quyết và chương trình tiên quyết điều hành. Tuy được xây dựng trên nền tảng của hệ thống HACCP, gmp những việc triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm vẫn cần phải đảm bảo phù hợp với các yêu cầu theo tiêu chuẩn ISO 22000.
Quý vị vẫn còn thắc mắc xin liên hệ Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO Quốc tế qua hotline 0908 060 060 để nhận tư vấn miễn phí nhé!
The post Quy định về thời hạn chuyển đổi tiêu chuẩn ISO 22000 appeared first on VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG ISO QUỐC TẾ.
from
https://isoquocte.com/quy-dinh-ve-thoi-han-chuyen-doi-tieu-chuan-iso-22000.html
No comments:
Post a Comment